Cải bó xôi -Tác dụng của rau sạch cải bó xôi
Cải bó xôi còn gọi là rau chân vịt, ba thái, có tên khoa học là Spinacia oleracea L. Chenopodiaceae. Cải bó xôi thường có cuống nhỏ và lá xanh đậm, lá mọc chụm lại ở một gốc bé xíu. Thân và lá dòn, dễ gãy, dập. Cải bó xôikhông những là một món ăn ngon mà còn có tác dụng rất “thần kỳ” trong y học để phòng và chữa nhiều bệnh.
Rau an toàn Địa Cầu Xanh
Công dụng tuyệt vời của cải bó xôi.
Trong rau cải bó xôi có một loại hóa chất steroid tên khoa học là phutoecdy có tác dụng thúc đẩy sự sản xuất protein tự nhiên trong cơ thể lên tới 20%. Rau rất giàu thành phần beta carotene, canxi, tốt cho xương và răng.
1. Chống ung thư tiền liệt tuyến
Cũng như vitamin C và E, carotenoid là chất chống oxy hóa mạnh, tham gia tích cực vào việc khống chế sự phân chia của các tế bào gây ung thư. Theo các nhà khoa học thì cơ thể chúng ta chỉ có thể sống và phát triển được không chỉ với một, hai mà là rất nhiều loại chất chống oxy hóa khác nhau, trong đó carotenoid tìm thấy trong cải bó xôi lại có khả năng phòng và ngừa ung thư tiền liệt tuyến.
2. Chống ung thư buồng trứng
Một nghiên cứu cho thấy: Nguy cơ ung thư buồng trứng ở những người ăn nhiều rau có chứa chất kaempferol (thuộc nhóm flavoinoid) giảm đến 40% so với những người hấp thụ chất này ít hơn. Ngoài ra họ cũng phát hiện có sự giảm bớt 30% nguy cơ của bệnh ung thư buồng trứng ở những người tiêu thụ chất luteolin (cũng thuộc nhóm flavonoid) cao nhất so với những người tiêu thụ chất này ở mức thấp nhất. Hàm lượng các chất này đặc biệt nhiều trong cải bó xôi, trà xanh, hành cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh.
3. Giúp xương chắc khỏe
Vitamin K rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương. Nó đảm nhận vai trò kích hoạt osteocalcin, một loại protein non- collagen chính trong xương.
Osteocalcin neo chặt các phân tử calcium molecules trong xương . Nếu không đủ vtamin K1, thì lượng oteocalin sẽ không chính xác, và sự khoáng hóa xương sẽ bị suy yếu. Cải bó xôi không chỉ giàu vitamin K, mà còn chứa cả mage – một dưỡng chất tuyệt vời trong việc tạo xương.
4. Tốt cho mắt
Luteun là 1 loại carotenoid có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về mắt như bệnh thoái hóa điểm đen và đục thủy tinh thể ở người già, thường có trong các loại rau có màu xanh, đặc biệt là cải bó xôi, cải xoăn và bông cải xanh.
5. Bảo vệ tim mạch
Để chữa các bệnh liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, đái tháo đường luôn cần những dưỡng chất có ích để hòa tan nước và chất béo vón cục trong thành mạch máu. Hai loại vitamin C và vitamin A tập trung nhiều trong cải bó xôi lại có thể làm nên những kỳ tích này.
Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa có thể làm hòa tan trong nước, chất còn có thể làm giảm nguy cơ gây ra các bệnh kể trên. Theo phân tích: 1 chén cải bó xôi luộc cung cấp khoảng 294,8% lượng vitamin 1 và 29.4% vitamin c mà bạn cần hàng ngày.
Một số món ăn, bài thuốc từ cây cải bó xôi
Với vị ngọt, thơm, giòn, cải bó xôi có thể dùng ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn ngon nhưng ăn chín thường giàu dinh dưỡng hơn.
1. Nhuận trường, thông đại tiện: Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho cải bó xôi (đã rửa sạch, để ráo, cắt khúc) vào đun sôi lại là dùng được.
2. Tăng tiết dịch tụy mật, các tuyến nội tiết: 300g cải bó xôi rửa sạch, xắt sợi nhỏ, 50g cật heo, 50g gan bò, 3g hành tây. Tất cả nấu trong 500ml nước, nêm 1/3 muỗng bột nêm, còn 150ml, cho thêm 3 tép đầu hành lá. Ăn sáng, trưa, chiều, liền trong 3 tuần.
3. Bổ trợ tim suy: 250g cải bó xôi, 150g dây lá chùm bao (lạc tiên), 5g cam thảo, sao khử thổ chung 3 thứ rồi tán nhuyễn uống uống liên tục với nước sôi để nguội.
4. Chống hoại huyết: 150g cải bó xôi, rửa sạch, xắt sợi nhỏ, ngâm chung với 1/3 muỗng cà phê muối khoảng 1 giờ. Sao, khử thổ, tán nhuyễn. Lúc khát, pha 1 muỗng canh trong 30ml nước đun sôi để nguội. Uống 1 - 4 lần/ngày. Liên tục trong 10 ngày.
5. Chống thiếu máu, hạ huyết áp: 100g cải bó xôi, rửa sạch, xắt nhỏ, cho ½ muỗng cà phê bột nêm, 3g hành tây xắt khoanh. Nấu 3 chén nước còn 1 chén. Ăn cái, uống nước ngày 2 lần.
6. Trị mắt quáng gà: 500g cải bó xôi tươi, nghiền nát lấy nước, mỗi ngày uống 2 lần.
7. Phòng ngừa cao huyết áp, đi đại tiện khó: Cải bó xôi tươi 300g, cho vào nước sôi ngâm trong vòng 3 phút, sau đó vớt ra trộn với muối, dầu vừng. Mỗi ngày ăn hai lần.
8. Chữa viêm cấp đường tiêu hóa, táo bón, kiết lị: 100g cải bó xôi, 1/3 muỗng cà phê muối, nấu với 3 chén nước, còn 1 chén. Người lớn uống một lần vào buổi trưa. Trẻ em uống sáng và chiều.
9. Cần cho thai phụ: Ăn cải bó xôi trong 3 tháng đầu mang thai giúp hình thành các dây thần kinh ghi nhớ, học tập ở bào thai.
Lưu ý: Người bị sỏi thận, lao phổi, lạnh bụng không nên ăn cải bó xôi nhiều. Khi chế biến, nên nấu ở nhiệt độ vừa đủ nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng./.
5. Chống thiếu máu, hạ huyết áp: 100g cải bó xôi, rửa sạch, xắt nhỏ, cho ½ muỗng cà phê bột nêm, 3g hành tây xắt khoanh. Nấu 3 chén nước còn 1 chén. Ăn cái, uống nước ngày 2 lần.
6. Trị mắt quáng gà: 500g cải bó xôi tươi, nghiền nát lấy nước, mỗi ngày uống 2 lần.
7. Phòng ngừa cao huyết áp, đi đại tiện khó: Cải bó xôi tươi 300g, cho vào nước sôi ngâm trong vòng 3 phút, sau đó vớt ra trộn với muối, dầu vừng. Mỗi ngày ăn hai lần.
8. Chữa viêm cấp đường tiêu hóa, táo bón, kiết lị: 100g cải bó xôi, 1/3 muỗng cà phê muối, nấu với 3 chén nước, còn 1 chén. Người lớn uống một lần vào buổi trưa. Trẻ em uống sáng và chiều.
9. Cần cho thai phụ: Ăn cải bó xôi trong 3 tháng đầu mang thai giúp hình thành các dây thần kinh ghi nhớ, học tập ở bào thai.
Lưu ý: Người bị sỏi thận, lao phổi, lạnh bụng không nên ăn cải bó xôi nhiều. Khi chế biến, nên nấu ở nhiệt độ vừa đủ nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng./.
Đối với trẻ nhỏ thì đây là một loại rau không thể thiếu trong khẩu phần ăn.Các mẹ tham khảo các tác dụng của cải bó xôi cho trẻ nhỏ :
1. Phương thuốc nhuận tràng của trẻ nhỏ
Cải bó xôi là loại rau ăn lá có hàm lượng chất xơ cao. Do vậy, khi mẹ cho bé ăn cải bó xôi, cơ thể bé sẽ được cung cấp chất xơ có lợi cho hệ tiêu hoá, nhu động ruột nhờ vậy cũng được vận động dễ dàng hơn. Thế nên khi “đầu ra” của bé gặp khó khăn, mẹ đừng quên ‘người bạn’ cải bó xôi này.
2. Thần dược cho căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do bị vi khuẩn hoặc vi trùng có hại tấn công. Trong cải bó xôi có lượng kháng sinh diệt vi trùng có hại, bảo vệ đường tiết niệu của trẻ nhỏ. Vậy là mẹ lại thêm yên tâm vì đã có sẵn trong tay bí kíp mỗi lần bé tiểu dắt.
3. Ăn cải bó xôi bé khỏi lo đau bụng giun
Ruột của trẻ là môi trường yêu thích của các loài giun sống kí sinh. Và thật đáng ngạc nhiên là cải bó xôi chính là liều thuốc diệt trừ giun sán vừa đơn giản vừa hiệu quả. Chỉ bằng việc chế biến cho trẻ những món ăn từ cải bó xôi, bố mẹ có thể yên tâm giúp trẻ tránh xa lũ giun sán đáng ghét.
Cách chọn cải bó xôi ngon
Trước hết để đảm bảo được đúng nguồn gốc của rau cải bó xôi ,các mẹ nên mua ở những cửa hàng rau sạch hà nội đảm bảo để không gặp phải rau có nguồn gốc từ Trung Quốc,và không chọn rau dập nát ,không có túi bảo quản,để có được những món ăn ngon cho bé, một lời khuyên cho các mẹ là nên xay nhỏ cải bó xôi và nấu cháo sẽ phát huy được hết tác dụng của rau.
Cải bó xôi có thể nấu kết hợp với thịt cá ,gan ,thịt bò.
Một số công thức chế biến món ăn với cải bó xôi cho bé
1. Cháo trắng cải bó xôi: 6 tháng +
Nguyên liệu: 2 muỗng lớn cháo theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước (30 ml),
2 muỗng nhỏ cải bó xôi hấp nghiền nhuyễn, rây qua lưới (10 ml)
Cách chế biến: Cháo nghiền nhuyễn đun trên bếp nhỏ lửa, rây qua lưới rồi trộn với cải bó xôi.
Tắt bếp, cho vào cháo nửa thìa cà phê dầu oliu hoặc dầu gấc. Cho bé ăn nóng
2. Cháo tôm cải bó xôi: 7 tháng +
Nguyên liệu: 2 thìa canh đầy tôm bóc bỏ băm nhỏ, 2 thìa rau cải bó xôi băm nhỏ.
Thực hiện: Cho gạo vào nồi với nước, đun sôi thành cháo với độ đặc tùy ý.
Ướp tôm, hành lá và 1-2 giọt mắm
Sau đó múc 2/3 chén cháo trắng đã nấu sẵn vào nồi, thêm một ít nước cho vừa sở thích của trẻ. Khi cháo đã sôi cho tôm đã ướp vào quậy đều cho tôm đỡ vón cục.
Khi tôm chín, cho cải bó xôi vào nấu xôi lên, tắt bếp. Như vậy mẹ đã có chén cháo thơm ngon, chất lượng cho trẻ.
3. Cháo cá hồi cải bó xôi: 8 tháng+
Nguyên liệu: Cháo 90 gram, cá hồi 30gram, cải bó xôi 5 lá, 1 viên phô mai vị cà chua, dầu oliu, nước mắm.
Cách làm: Đun sôi cháo trắng, cho cá hồi vào nấu chín, cho cải bó xôi bằm nhỏ vào nấu sôi vài dạo thì tắt bếp.
Thêm 1 viên fomai Belcube tomato vào xay cùng cháo. Cháo xay nấu sôi lại trước khi ăn.
4. Bánh soufflé bina đến từ nước Pháp xinh đẹp: 1 tuổi+
Nguyên liệu chuẩn bị: 10-15 lá cải bó xôi nghiền, 1/3 chén phô mai tươi, 2 quả trứng, 30ml sữa tươi hoặc sữa công thức, 1 nhúm nhỏ rau húng quế
Cách làm: Mẹ xay nhỏ cải bó xôi, trộn đều với phô mai tươi, trứng và sữa đã được làm ấm. Sau cùng, trộn rau húng quế xắt nhỏ vào hỗn hợp. Lưu ý: mẹ không nên trộn rau húng quế từ đầu để tránh mùi nồng.
Quét một lớp dầu olive vào khuôn nướng bánh (mẹ có thể dung khuôn nướng bánh muffin), và đổ hỗn hợp vào. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng bánh dính vào khuôn gây khó tróc.
Mẹ cho khay nướng vào lò nướng trong vòng 15 phút ở nhiệt độ 190 độ C. Khi mặt bánh chín vàng, mẹ có thể dùng tăm xiên vào bánh, nếu thấy tăm rút ra không bám bột nghĩa là bánh đã chín và bé yêu có thể thưởng thức món bánh soufflé bina vừa lạ miệng, vừa thơm ngon, vừa giàu dinh dướng rồi đó mẹ ạ.